Lộ Trình Thực Hiện Kinh Doanh Có Trách Nhiệm

A smiling woman in a dress and straw hat picks peppers.
Một phụ nữ đội mũ rơm đang cười và hái ớt Nguồn Gốc Ảnh: artiemedvedev

Ba năm trước, một người phụ nữ thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội (Dalit) đã bị người giám sát của mình sát hại tại một nhà máy may ở Ấn Độ. Những người đồng nghiệp của cô đã không chờ đợi phản hồi từ phía công ty. Họ thành lập một tập thể và thu hút sự tham gia của các công ty thời trang lớn trên toàn cầu, phát triển một thỏa thuận có hiệu lực thi hành giữa các công ty mua hàng, nhà máy và công đoàn của họ để xác định, khắc phục và ngăn chặn hành vi bạo lực và quấy rối dựa trên giới tính tại nơi làm việc của họ. 

Sáng kiến có tên là thỏa thuận Dindigul này đã thiết lập các đơn vị giám sát độc lập và đào tạo các nữ giám sát viên tại khu vực sản xuất với các biện pháp bảo vệ chống trả đũa đặc biệt nhằm có hành động ngay lập tức đối với các trường hợp bạo lực và quấy rối dựa trên giới tính. Thỏa thuận đảm bảo sự sẵn có của các cơ chế khiếu nại có thể tin tưởng và đáng tin cậy. Thỏa thuận cũng buộc các công ty chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề và giúp người lao động tiếp cận biện pháp khắc phục.

Dự kiến đến năm 2026 các công ty ​​sẽ chi hơn 27 tỷ USD mỗi năm cho công tác kiểm toán xã hội tự nguyện để báo cáo về tình trạng lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng của họ. Tuy vậy, ngay cả việc kiểm toán cũng đã không thể ngăn chặn thảm kịch ở Ấn Độ. Và vào năm 2013, nhà máy Rana Plaza đã sụp đổ ở Bangladesh, khiến hơn 1,100 công nhân thiệt mạng – vài ngày sau khi công tác kiểm toán cho thấy tòa nhà không có vấn đề gì. Những cuộc kiểm toán tự nguyện của bên thứ ba đều thường bộc lộ những giới hạn của mình. 

Screenshot of the "Responsible Business Conduct and Labor Rights InfoHub" webpage. The main image is of workers wearing blue uniforms using sewing machines in a garment factory.
Trang đích của InfoHub về Thực Hiện Kinh Doanh Có Trách Nhiệm và Quyền Lao Động

Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp có thể và có trách nhiệm làm tốt hơn. Đó là lý do chúng tôi cho ra mắt trang InfoHub về Thực Hiện Kinh Doanh Có Trách Nhiệm và Quyền Lao Động, trang web toàn diện cung cấp thông tin, hướng dẫn và công cụ từ chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ lĩnh vực tư nhân trong việc tích hợp quyền lao động và thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào hoạt động của họ và trên khắp chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. 

Đây là một phần trong Kế Hoạch Hành Động Quốc Gia về Thực Hiện Kinh Doanh Có Trách Nhiệm thứ hai của chính phủ Hoa Kỳ, được xây dựng dựa trên niềm tin nền tảng của chính quyền Biden-Harris rằng các doanh nghiệp có thể đạt được thành công khi làm những điều tốt đẹp và các chính phủ nên tạo điều kiện thực hiện kinh doanh có trách nhiệm.

InfoHub cung cấp cho các công ty kiến thức và công cụ cần thiết để tuân thủ các quy chế liên bang, các quy tắc của cơ quan và các điều khoản thương mại xung quanh kinh doanh có trách nhiệm và quyền lao động. Trang này cũng giúp cho các báo cáo và tư vấn của chính phủ trở nên dễ tiếp cận, nhờ đó doanh nghiệp có thể cập nhật những rủi ro mới xuất hiện trong các lĩnh vực ưu tiên. 

Trang web này bổ sung cho các công cụ thẩm định hiện có mà Cục Lao Động Quốc Tế (Bureau of International Labor Affairs) đã tạo ra, chẳng hạn như Chuỗi Tuân Thủ và Danh Sách Hàng Hóa do Lao Động Trẻ Em hoặc Lao Động Cưỡng Bức Sản Xuất. InfoHub cũng được xây dựng dựa trên cam kết của ILAB về việc thúc đẩy tiếng nói của người lao động, một thành phần quan trọng của quá trình thẩm định lấy người lao động làm trung tâm.

Through our new Responsible Business Conduct and Labor Rights InfoHub, we're providing companies with the tools for meaningful due diligence in their supply chains.
Công nhân may mặc tại nhà máy Better Work ở Việt Nam. Better Work được Bộ Lao Động Hoa Kỳ tài trợ nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Nguồn Gốc Ảnh: Better Work.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan - từ xã hội dân sự đến nhóm lãnh đạo cấp cao - sử dụng các nguồn lực, công cụ và tiêu chuẩn pháp lý này để thực hiện các hành động có ý nghĩa, tăng cường thẩm định và đảm bảo người lao động trong chuỗi cung ứng của họ có thể thực hiện các quyền được quốc tế công nhận mà không sợ bị trả đũa.

Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sự tuân thủ của doanh nghiệp, trong đó các cam kết ràng buộc nhằm hỗ trợ tiếng nói của người lao động, như chúng ta thấy được trong thỏa thuận Dindigul, nổi lên như những công cụ mạnh mẽ và khả thi. Các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng khiến các thỏa thuận này trở nên phổ biến và hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng người lao động là trung tâm của các quy trình và thể chế mới này. Điều này không chỉ đòi hỏi việc xây dựng các quy trình mới để lập bản đồ và theo dõi các tác động trong chuỗi cung ứng mà còn đòi hỏi những kết quả cụ thể, tích cực cho người lao động. Việc này không chỉ yêu cầu thiết lập đường dây nóng, ứng dụng hay hộp thư góp ý cho người lao động mà còn phải tôn trọng quyền tổ chức và thương lượng tập thể của họ.

Thông qua trang InfoHub về Thực Hiện Kinh Doanh Có Trách Nhiệm và Quyền Lao Động cùng các nguồn lực khác, Bộ Lao Động Hoa Kỳ (U.S. Department of Labor) đang cung cấp cho các công ty những công cụ để xây dựng một lộ trình tiến tới thẩm định có ý nghĩa và củng cố các quyền cũng như biện pháp bảo vệ của tất cả người lao động.

 

Thea Lee là phó thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế tại Bộ Lao Động Hoa Kỳ. Theo dõi ILAB trên X/Twitter tại @ILAB_DOL và trên LinkedIn.