Cuộc Chiến Vì Mức Lương Đủ Sống

 

Một phụ nữ trẻ người Bangladesh mặc đồ đỏ ngồi sau chiếc máy may.
Một công nhân người Bangladesh tại một nhà máy may công nghiệp thuộc chương trình Better Work do Bộ tài trợ. Credit: Better Work

Trong ngành trang phục may sẵn của Bangladesh, từ đây rất nhiều loại quần áo được sản xuất phục vụ cho cả thế giới, chính phủ gần đây đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng – lên 12.500 taka hoặc khoảng $113 đô la. Đáng tiếc là đối với 4 triệu công nhân may mặc ở Bangladesh, số tiền này không bằng mức lương đủ sống - tức là mức lương bền vững giúp công nhân sống vừa đủ - đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng mạnh trong những năm gần đây. 

Điều đó có nghĩa là một công nhân may mặc ở Bangladesh có thể không có đủ tiền để chi trả cho những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, chỗ ở hoặc chăm sóc sức khỏe cho gia đình họ - ngay cả khi làm việc toàn thời gian.

Sự cách biệt giữa mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống không chỉ xảy ra ở Bangladesh. Các khu vực còn lại của thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, cũng đang vật lộn với vấn đề này.

Khi nhắc đến từ “mức lương”, một trong những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu là mức lương tối thiểu. Điều này có thể hiểu được vì mức lương tối thiểu đóng vai trò chủ đạo trong việc định hình cuộc sống của hàng triệu công nhân ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác kể từ đầu những năm 1900. Về lý thuyết, mức lương tối thiểu đặt ra mức sàn cho mức lương mà chủ lao động hạ thấp để chào mờinhằm cắt giảm chi phí lao động và bỏ thầu rẻ hơn để cạnh tranh. 

Nhưng theo thời gian, điều này có nghĩa là mức lương tối thiểu đã trở thành mức lương hiện hành cho lao động có tay nghề thấp ở cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Mặc dù ban đầu người lao động là đối tượng được hưởng lợi từ các quy định về mức lương tối thiểu, nhưng theo thời gian, ở nhiều quốc gia, sức mua của tiền lương tối thiểu đã bị giảm dần do lạm phát. Chẳng hạn như lần tăng lương tối thiểu liên bang gần đây nhất ở Hoa Kỳ là gần 15 năm trước. 

Vào tháng 2, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế đã tổ chức một cuộc họp gồm các chuyên gia về chính sách tiền lương, bao gồm cả mức lương đủ sống. Cuộc họp báo hiệu một bước ngoặt từ cuộc đối thoại về mức lương tối thiểu đến thảo luận rõ ràng về mức lương đủ sống - như  Nguyên Tắc Công Việc Tốt của Bộ Thương Mại và Bộ Lao Động cũng quy định. Công việc tốt và lương cao hơn không chỉ đảm bảo cuộc sống xứng đáng cho người lao động và gia đình họ mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ ràng khi nói đến vấn đề tuyển dụng, giữ chân và thành công chung của công ty. Ngày càng nhiều câu hỏi đặt ra đối với chủ lao động về việc liệu người lao động có thể đủ sống với mức lương được trả hay không, ngay cả khi người lao động đang kiếm được cao hơn mức lương tối thiểu. 

Tại cuộc họp kéo dài năm ngày của ILO, chủ lao động, chính phủ và người lao động cuối cùng đã đạt được đồng thuận về định nghĩa mức lương đủ sống, các nguyên tắc ước tính và các bước ILO sẽ thực hiện để đẩy mạnh thu hẹp khoảng cách giữa mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống. Vì vậy, mặc dù vẫn còn nhiều định nghĩa về mức lương đủ sống nhưng theo quan điểm của ILO, mức lương đủ sống là “mức lương cần thiết để đảm bảo mức sống vừa đủ cho người lao động và gia đình họ, có tính đến bối cảnh quốc gia và được tính cho công việc thực hiện trong giờ làm việc bình thường.”

Việc làm rõ và thống nhất cách hiểu này là một bước tiến thành công cho tất cả mọi người. 

Sẽ mất thời gian để đánh giá tác động đến tiền lương và chính sách ở những khu vực như Bangladesh – hoặc Hoa Kỳ. Nhưng đó là một bước đi đúng hướng vào thời điểm mà tiền lương đang bị suy giảm một cách khó xác định ở nhiều khu vực trên thế giới.

 

Basel Saleh là giám đốc kinh tế quốc tế tại Cục Lao Động Quốc Tế của Bộ Lao Động Hoa Kỳ. Theo dõi ILAB trên X/Twitter tại @ILAB_DOL trên LinkedIn.