6 bước để phân tích mối nguy trong công việc một cách hiệu quả

Hình minh họa một điều tra viên đang phát hiện các mối nguy tại địa điểm làm việc với dòng chữ “The Hunt for Hazards, Safe + Sound Week 2024” (Săn Lùng Mối Nguy, Tuần Lễ An Toàn + Bình An 2024).

 

Mọi nơi làm việc đều ẩn chứa các mối nguy trong công việc. Cho dù quý vị là công nhân xây dựng làm việc trên cao, người nông dân xử lý hóa chất hay công nhân kho bãi nâng nhấc vật nặng, các mối nguy này có thể gây thương tích, bệnh tật và thậm chí tử vong.

Phân tích mối nguy trong công việc là gì?

Phân tích môi nguy trong công việc, hoặc JHA (job hazard analysis), giúp quý vị xác định và kiểm soát các mối nguy chưa được nhận biết, cũng như các mối nguy có thể xuất hiện khi có những thay đổi như quy trình hoặc thiết bị mới. 

Bất kỳ JHA nào đều nhằm phát hiện:

  • Hậu quả tiềm ẩn và các tình huống xấu nhất 

  • Sự cố có thể xảy ra như thế nào

  • Các yếu tố góp phần tạo mối nguy

  • Khả năng có thể xảy ra sự cố

  • Kiểm soát mối nguy

Quá trình liên tục nhận biết và đánh giá các mối nguy và các tình huống nguy hiểm này là một phần quan trọng trong bất kỳ chương trình an toàn và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nào.

Các bước phân tích mối nguy trong công việc

Đồ họa thông tin trình bày 6 bước để nêu rõ ràng quy trình phân tích mối nguy trong công việc. 1: Lựa chọn và ưu tiên các công việc để phân tích. 2: Phân tích tất cả các bước của công việc. 3: Tìm các mối nguy. 4: Mô tả các mối nguy. 5. Lựa chọn, lắp đặt, duy trì và xem xét các phương tiện kiểm soát. 6. Xem lại phân tích mối nguy trong công việc của quý vị.

1. Lựa chọn và ưu tiên các công việc để phân tích

Khi tiến hành JHA, hãy bắt đầu với những công việc có khả năng gây thương tích hoặc bệnh tật nghiêm trọng hoặc những công việc thường dẫn đến thương tích hoặc sự cố cận nguy khi thực hiện. Tham khảo ý kiến TẤT CẢ nhân viên của quý vị và xem lại những gì đã ghi chép để có thể đưa ra quyết định. 

2. Phân tích tất cả các bước của công việc

Sau khi chọn công việc để phân tích, hãy trình bày chi tiết tất cả các khía cạnh của công việc được thực hiện. Điều này đặc biệt quan trọng để người lao động có thể xem lại JHA và chuẩn bị tốt nhất để hoàn thành công việc một cách an toàn. Bạn có thể làm video và chụp ảnh để giúp ghi lại quy trình này.

3. Xem xét từng bước thực hiện công việc để phát hiện mối nguy

Tiếp theo, xác định tất cả các mối nguy liên quan đến công việc. Xem lại tất cả hồ sơ thương tích hoặc bệnh tật trước đây và xem xét các tình huống xấu nhất mà mối nguy có thể gây ra. Các mối nguy thường có thể được chia thành các loại sau: liên quan đến máy móc, hàng rào vật lý, sinh học, hóa học hoặc công thái học. 

4. Mô tả các mối nguy

Bây giờ, quý vị đã xác định được mối nguy trong công việc, hãy sử dụng khả năng điều tra để xác định: Mối nguy ảnh hưởng đến ai? Điều gì gây ra mối nguy? Các yếu tố khác góp phần tạo mối nguy là gì? Khi nào mối nguy có khả năng ảnh hưởng đến người lao động? Hoạt động đó xảy ra ở đâu? Cuối cùng, tại sao tai nạn lại xảy ra? 

5. Lựa chọn, lắp đặt, duy trì và xem xét các phương tiện kiểm soát

Sau khi mô tả các mối nguy, quý vị hãy giải thích cách hiệu quả nhất để kiểm soát mối nguy và phòng ngừa thương tích. Hãy tham khảo sơ đồ phân cấp của các phương tiện kiểm soát bao gồm 1) loại bỏ, 2) thay thế, 3) kiểm soát kỹ thuật, 4) kiểm soát hành chính và 5) thiết bị bảo hộ cá nhân.

6. Xem lại phân tích mối nguy trong công việc của quý vị

Chúc mừng! Quý vị đã phát triển được một JHA! Bước cuối cùng, hãy nhớ xem lại JHA và liên tục cập nhật bản phân tích khi có sự thay đổi hoặc phát triển ở các khía cạnh trong công việc.

Đăng Ký Tuần Lễ An Toàn + Bình An!

Quý vị đã sẵn sàng đưa JHA vào thực hiện chưa? Vào Tháng Tám này, hãy cùng chúng tôi tham gia Tuần Lễ An Toàn + Bình An khi chúng tôi hoàn thành Cuộc Săn Tìm Mối Nguy nhằm phát hiện các mối nguy đồng thời hoàn thành một bản phân tích mối nguy trong công việc. Đăng ký tham gia Tuần Lễ An Toàn + Bình An và tham gia trò chuyện trực tuyến trên #SafeAndSoundAtWork.